Kế hoạch tập trung thực hiện các nội dung chính gồm:
- Đối với hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật:
+ Tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, cộng đồng và mọi cá nhân trong xã hội, đặc biệt là người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức về vị trí, vai trò, giá trị của gia đình trong phát triển bền vững kinh tế - xã hội của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế. Xây dựng và triển khai chương trình truyền thông về xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc, bình đẳng, tiến bộ.
+ Tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương và của tỉnh về Chiến lược phát triển gia đình nhằm nâng cao trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị, tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trong công tác phát triển gia đình.
+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành; những văn bản pháp luật có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi như: Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Người cao tuổi, Luật Trẻ em…
+ Tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức để xoá bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu trong hôn nhân và gia đình; phòng chống tệ nạn xã hội, bạo lực gia đình, bảo vệ sự ổn định và phát triển của gia đình. Đảm bảo 100% nam, nữ thanh niên trước khi kết hôn được giáo dục, tư vấn về hôn nhân gia đình, kiến thức, kỹ năng xây dựng gia đình hạnh phúc;
+ Định kỳ hằng năm tổ chức các hoạt động truyền thông hưởng ứng Ngày Quốc tế Hạnh phúc (20/3), Ngày Gia đình Việt Nam (28/6); Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình (tháng 6); Ngày Quốc tế xóa bỏ bạo lực với phụ nữ (25/11)... với các nội dung thiết thực, phù hợp điều kiện thực tiễn nhằm tạo sự lan toả, hiệu ứng xã hội mạnh mẽ tôn vinh giá trị gia đình;
+ Giới thiệu các kinh nghiệm, điển hình tiên tiến, các hình thức tuyên truyền hiệu quả, các tiến bộ khoa học trong Chiến lược phát triển gia đình.
- Hoạt động trợ giúp pháp lý: Nâng cao chất lượng trợ giúp pháp lý cho người bị bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật.
- Công tác nghiên cứu tham gia xây dựng pháp luật: Nghiên cứu, tham gia đóng góp ý kiến để sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý cho Chiến lược phát triển gia đình; trọng tâm là Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Trẻ em, Luật Người cao tuổi, Luật Hòa giải ở cơ sở …
Giao nhiệm vụ cụ thể cho Văn phòng Sở, Phòng Phổ biến GDPL, Phòng Văn bản QPPL & TDTHPL, Trung tâm Trợ giúp pháp lý; các Phòng, Trung tâm trực thuộc Sở; Phòng Tư pháp các huyện, thành phố tổ chức thực hiện hiệu quả các hoạt động đã đề ra.
Hạnh Nga
Ý kiến bạn đọc